• Bia Khiêm Cung Ký - Khiêm Lăng (lăng Hoàng đế Tự Đức)
    27/02/2023 3:49:40 CH
    ia Khiêm Cung Ký là tấm bia khắc bài văn bia do chính hoàng đế Tự Đức (1848-1883) soạn thảo năm 1871.
  • Sưu tập Vạc đồng thời chúa Nguyễn
    27/02/2023 3:48:31 CH
    Bộ sưu tập Vạc đồng thời chúa Nguyễn gồm 10 chiếc với kích thước và trọng lượng khác nhau, được đúc dưới thời chúa Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) để tượng trưng cho sức mạnh và sự trường tồn của chính quyền Đàng Trong.
  • Cửu Vị Thần Công thời Nguyễn
    27/02/2023 3:47:18 CH
    Cửu Vị Thần Công là tên gọi chung 9 khẩu đại pháo được đúc năm 1803 dưới triều hoàng đế Gia Long (1802-1820), có kích thước tương tự nhau, mỗi khẩu dài khoảng 5,15m, nặng trên 10 tấn.
  • Cửu đỉnh
    27/02/2023 3:46:01 CH
    Cửu đỉnh là 9 đỉnh đồng được đúc từ năm 1835, hoàn thành 1837 dưới thời hoàng đế Minh Mạng (1820-1841).
  • Đại Hồng Chung chùa Thiên Mụ
    27/02/2023 3:44:25 CH
    Đại Hồng Chung chùa Thiên Mụ là một pháp khí quan trọng được chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) - nối đời thứ 30 dòng thiền Tào Động, pháp danh Hưng Long, cho đúc vào năm 1710 để cúng dường đức Phật. Chuông nặng 3285 cân (hơn 2000kg), cao 2,5m, đường kính miệng 1,4m, có hình dáng cân đối; hoa văn và những motif trên thân chuông được chạm trổ tinh vi, sắc nét với các hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng của cả 3 luồng tư tưởng lớn của Á Đông là Phật giáo, Khổng giáo và Lão giáo, thể hiện ước nguyện mưa thuận gió hòa, đất nước thái bình, nhân dân yên ổn, vẹn toàn trí tuệ Phật pháp.
  • Ngai vua triều Nguyễn
    27/02/2023 3:42:51 CH
    Ngai vua triều Nguyễn là biểu trưng cao nhất về quyền lực thời quân chủ, cũng là chiếc ngai cuối cùng trong lịch sử các triều đại ở Việt Nam còn được bảo tồn nguyên vẹn cho đến tận ngày nay.
  • Áo tế Giao triều Nguyễn
    27/02/2023 3:41:21 CH
    Dưới thời quân chủ, lễ tế Giao là nghi lễ quan trọng nhất của quốc gia. Trên cương vị Thiên tử (con Trời), hoàng đế triều Nguyễn thay mặt thần dân để tế Trời, cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.
  • Bia “Ngự kiến Thiên Mụ Tự” của chúa Nguyễn Phúc Chu
    27/02/2023 3:37:04 CH
    Bia “Ngự kiến Thiên Mụ Tự” được chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) dựng năm 1715 trong dịp đại trùng kiến chùa Thiên Mụ là một trong những di vật hiếm hoi thời chúa Nguyễn với những giá trị độc đáo còn được giữ gìn gần như nguyên vẹn, trên bia khắc bài ký và minh của chúa Nguyễn Phúc Chu, gồm 1.250 chữ Hán (không bao gồm các chữ trên trán bia và các con dấu), kiểu chữ chân phương.
  • Vũ đạo là một ngôn ngữ đặc biệt luôn được các diễn viên lành nghề sử dụng thuần thục khi hóa thân vào vai diễn
    Vũ đạo Tuồng Huế - Nét độc đáo của ngôn ngữ sân khấu
    21/12/2022 10:42:43 SA
    Vũ đạo Tuồng thực chất là những động tác của hình thể, được cường điệu hóa, được diễn viên biểu diễn một cách nhịp nhàng, cân đối “lời đâu bộ đó”. Đây là loại hình nghệ thuật mà hành động và tính cách nhân vật là sợi chỉ xuyên suốt, nếu là người tốt thì khi mới xuất hiện đã là người tốt và nếu người xấu khi xuất hiện ban đầu đã là người xấu, không có nhân vật chuyển biến ban đầu người xấu sau thành người tốt và ngược lại. Dù có tiết tấu nhẹ nhàng hơn so với các vùng miền khác, nhưng vũ đạo Tuồng Huế vẫn đi vào khuôn khổ, kỷ cương, diễn viên giỏi thường đem cả tâm hồn ra để diễn, để hóa thân vào nhân vật với bao: hỉ, nộ, ai, lạc… nên người xem Tuồng tùy sức tưởng tượng ...
  • Biểu diễn vũ khúc cung đình Tam quốc - Tây du
    Đôi nét về nội dung vũ khúc cung đình Tam Quốc – Tây Du
    15/12/2022 3:49:30 CH
    Trong số những điệu múa do triều Nguyễn để lại, Tam Quốc – Tây Du là một vũ khúc mang phong cách đặc trưng của cung đình Huế. Nguyên xưa, vũ khúc này được trình diễn trong những ngày đại khánh của triều đình như lễ Vạn thọ, lễ Thánh thọ, lễ Tiên thọ. Bên cạnh đó, điệu múa này còn được dùng cho việc đào tạo diễn viên cung đình bởi nó chuyển tải những vũ đạo cơ bản trong nghệ thuật múa và Tuồng, giúp giải phóng hình thể cho những người mới bắt đầu bước vào học nghề.

    << < 1 2 3 4 5 > >>