Tôn tạo, phục dựng và giới thiệu các ngành nghề thủ công truyền thống từng có dưới thời nhà Nguyễn, các nghề truyền thống Huế, trong không gian phủ Nội Vụ - Đại Nội Huế
Dịch vụ thuyết minh tự động (Audio guide) là ứng dụng công nghệ điện tử hỗ trợ tự động hóa việc thuyết minh cho khách tham quan, nhất là khách lẻ quốc tế và khách sử dụng ngôn ngữ hiếm.
Những hình ảnh của kinh thành thời Nguyễn được hiện ra đầy đủ, rõ nét sinh động cùng với những hoạt động, nghi thức hàng ngày trong hoàng cung hàng trăm năm trước.
Bên trong Hoàng cung Huế có tổ chức chụp ảnh lưu niệm cho du khách tham quan dưới trang phục thái thượng hoàng, vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và cung phi.
Để tạo điều kiện cho du khách có cơ hội tham quan khu vực xung quanh Đại Nội và tất cả các điểm du lịch bên trong Đại Nội mà không mất nhiều thời gian.
Du khách có thể liên hệ trực tiếp để đăng ký chương trình tham quan có hướng dẫn đi cùng, du khách có thể liên hệ hướng dẫn ngay tại các điểm di tích.
Mở màn là tiết mục hòa tấu “Vọng Kinh kỳ” do dàn nhạc truyền thống trình tấu giai điệu, khái quát về công cuộc dựng Kinh đô một thuở, tiếp đến là phần giao hòa âm sắc giữa các vũ khúc truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc: điệu múa Taepyeongmu là Di sản văn hóa phi vật thể đặc biệt quốc gia Hàn Quốc; điệu múa Halryangmu phát triển từ hình thức một vũ kịch, trở thành điệu nhảy nam tiêu biểu của Hàn Quốc; điệu múa Gyobangmu hình thành từ nhóm múa nữ ở triều đại Goryeo (918-1392); điệu nhảy Sogo được được lưu truyền từ điệu nhảy cổ xưa với 3 kiểu loại khác nhau được kế thừa, tiếp biến, sáng tạo đầy sức sống của “xứ sở Kim chi”; điệu múa Hakchum miêu tả dáng vẻ của chim hạc là Di sản văn hóa phi vật thể Gyeonggido số 34 của Hàn Quốc;…
Đan xen giữa các vũ khúc Hàn Quốc là nghệ thuật múa cung đình Huế mang đậm tính triết lý và thẩm mỹ phương Đông. Truyền thuyết xưa kể rằng: mỗi khi chim Phụng Hoàng đậu xuống cây Ngô Đồng thì mang lại thái bình thịnh trị cho đất nước, đó là sự hòa hợp âm dương trong tạo hóa, đất trời. Điệu múa Phụng vũ hình thành từ nền tảng thẩm mỹ đó để mang hạnh phúc, điềm lành đến cho cõi nhân sinh; điệu múa Trình tường tập khánh biểu diễn trong các dịp mừng thọ tứ tuần, ngũ tuần của nhà vua; điệu múa cung đình Lục triệt hoa mã đăng thường được trình diễn tại Phu Văn Lâu vào những dịp Hưng quốc Khánh niệm dưới triều Nguyễn cùng với giai điệu của tiểu nhạc (Ngũ đối - Long ngâm - Tiểu khúc);…
Cách đây gần 20 năm, năm 2003, Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO ghi vào Danh mục Di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, sau đó là Di sản Phi vật thể đại diện của nhân loại. Hành trình gần 20 bảo tồn và phát huy giá trị, di sản Nhã nhạc ngày một tỏa sáng theo thời gian. Và để kết thúc chương trình, điệu múa cung đình Lục cúng hoa đăng có nguồn gốc từ nghi lễ Phật giáo, được đưa vào cung đình và dàn dựng để trở thành điệu múa biểu diễn trong những dịp sinh nhật Hoàng thái hậu, Hoàng đế và Hoàng thái tử. Trong điệu múa, các vũ sinh vừa nam, vừa nữ, hoá trang thành Kim đồng, Ngọc nữ hai tay cầm hai chậu đèn hoa sen vừa múa vừa hát trong ánh đèn hoa lung linh mờ ảo, tạo nên sự trang nghiêm và lộng lẫy.
Trải qua thời gian, các giá trị nhân văn của những vũ khúc, giai điệu truyền thống của các quốc gia luôn gìn giữ, trao truyền, phát huy để hòa vào đời sống đương đại bằng hơi thở thẩm mỹ mới. “Vũ khúc giao hòa” còn được xem là một hoạt động nhân kỷ niệm 30 năm (22.12.1992 - 22.12.2022) thiết lập quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc.
Hòa ca, a í a... hòa ca
Đây mùa di sản bừng hương sắc mới...
Tình quê hương tươi thắm
Chứa chan nhiều sắc màu
Hát vui cùng với bạn muôn phương...
Hát vui cùng với bạn muôn phương…
(Lý Ngựa Ô)